Trong nhiều năm, các nhà khoa học vẫn không chắc chắn được rằng nước đã xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành, hay nó được các sao chổi và tiểu hành tinh mang đến vào thời gian sau đó.
Một nghiên cứu mới cho thấy nước trên Trái đất không có nguồn gốc từ Sao chổi và các tiểu hành tinh. Nguồn ảnh: NASA |
Bằng cách phân tích những phiến đá từ đảo Baffin ở Canada, các nhà nghiên cứu tin rằng, họ đã tìm ra những mảnh ghép thuyết phục nhất, là bằng chứng ủng hộ giả thuyết nước xuất hiện cùng Trái đất từ khởi nguyên.
Các loại đá dùng để nghiên cứu đến trực tiếp từ lớp vỏ mantle, và không bị ảnh hưởng bởi các vật liệu từ lớp vỏ crust. Trong các loại đá này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tinh thể thủy tinh bị giữ lại trong những giọt nước nhỏ. Loại nước này có thành phần tương tự như loại nước đang tồn tại trên hành tinh xanh.
Như chúng ta đã biết, nước được cấu thành từ oxy và hydro, và hydro thường được tìm thấy trong ba hình thức, gọi là đồng vị: hydrogen, deuterium và tritium. Nước được hình thành bởi oxy và deuterium được gọi là nước nặng.
Qua nghiên cứu các thành phần của các vật thể khác nhau trong hệ thống năng lượng Mặt trời, các nhà nghiên cứu nhận thấy, xu hướng phân bố tỷ lệ nước nặng và nước bình thường của các vật thể là rất khác biệt. Ví dụ như ở Sao chổi, tỷ lệ nước nặng cao hơn đáng kể so với nước thông thường.
Các nhà nghiên cứu không bác bỏ lý luận về việc Sao chổi và các tiểu hành tinh mang nước đến trái đất, nhưng họ cho rằng, điều đó không nhất thiết là cần để hình thành nên các đại dương.
"Chúng ta không thể loại trừ việc nước được bổ sung cho bề mặt của Trái đất sau khi hình thành (thông qua các Sao chổi và tiểu hành tinh), nhưng dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng Trái đất có nước từ lúc nó bắt đầu hình thành, do đó, việc tạo nên các đại dương không nhất thiết cần nước từ ngoài vũ trụ", Tiến sĩ Lydia Hallis, tác giả chính của nghiên cứu nói.
Hình ảnh quét trên kính hiển vi của một viên đá picrite trên đảo Baffin (một loại đá magma). |
"Chúng tôi có thể nói rằng, loại nước mà chúng tôi lấy được từ rất sâu dưới vỏ mantle cực kỳ khó để được bổ sung theo cách này, bởi vì tác động của sao chổi hay các tiểu hành tinh sẽ không đủ lớn hoặc đủ mạnh để ảnh hưởng đến hàng ngàn km bên dưới bề mặt, và báo cáo về dữ liệu địa hóa cho thấy, các vùng nguồn của những tảng đá được nghiên cứu đã không bị xáo trộn trong khoảng 4,5 tỷ năm qua".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science đã cung cấp những đầu mối quan trọng về sự hiện diện rộng rãi của nước trong Hệ thống năng lượng mặt trời. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, các vật thể vũ trụ được hình thành với những loại nước riêng, và vì vậy, chúng tôi mong tìm thấy những vật thể sở hữu nguồn nước phong phú (trên thực tế, chúng ta đang trên đường tìm kiếm với những hình ảnh mới và dữ liệu từ sao Hỏa, Mặt trăng và các hành tinh khác)", Tiến sĩ Hallis chia sẻ thêm.
Mantle - Lớp phủ hay quyển manti - là lớp có độ nhớt cao nhất nằm phía dưới lớp vỏ và phía trên lõi ngoài. Lớp phủ của Trái Đất là lớp vỏ đá dày khoảng 2.900km chiếm khoảng gần 70% thể tích Trái Đất.
Crust - Lớp vỏ địa chất. Trong địa chất học, lớp vỏ là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh. Nói chung, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng. Lớp vỏ Trái Đất là hỗn hợp chủ yếu của đá bazan và granit. Nó nguội và cứng hơn so với các lớp ở sâu hơn của lớp phủ và lõi.
Theo Nguyệt Phong, (IFLScience), Khám Phá
Bình Luận
Tất cả các nhận xét của các bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng tải, do vậy nhận xét của bạn gửi sẽ tạm thời chưa hiện nhé.